Theo truyền thông địa phương thì chiếc áo với thông điệp đặc biệt này được người đàn ông họ Đào thiết kế cho cha mình. Đào cho biết cha của anh bị mắc chứng Alzheimer nên thường xuyên bị mất trí nhớ và đã không ít lần đi lạc.
Gia đình của Đào đã sử dụng các thiết bị định vị GPS và vòng đeo tay chứa thông tin liên lạc trong quá khứ nhưng không giải pháp nào thực sự có hiệu quả. Giờ đây khi mà công nghệ quét mã QR đã trở nên phổ biến tại Trung Quốc, Đào đã có ý tưởng sử dụng công nghệ này để giúp cho người cha của mình.
Đào đã thiết kế một đoạn mã QR, mà khi quét bằng smartphone sẽ chứa thông tin về cha của mình cũng như thông tin liên lạc của anh, sau đó in đoạn mã này lên những bộ trang phục mà cha mình thường mặc, kèm theo thông điệp nhờ sự giúp đỡ của những người xung quanh.
Đào cho biết sở dĩ anh sử dụng mã QR thay vì in trực tiếp thông tin liên lạc của gia đình lên áo của cha mình để không bị làm phiền. Bởi lẽ việc in trực tiếp số điện thoại hoặc tên lên áo sẽ khiến thông tin cá nhân của Đào bị lộ ra ngoài, trong khi đó việc in mã QR sẽ chỉ được sử dụng khi cần đến.
![]() |
Ngoài áo, Đào còn in mã QR có chứa thông tin của mình lên mũ của cha |
Đào chia sẻ cha của mình bị chẩn đoán mắc chứng Alzheimer từ cách đây 5 năm, nhưng ông vẫn rất thích đi dạo nên đã không ít lần đi lạc. Đào cho biết giờ đây anh luôn tranh thủ thời gian rảnh rỗi để đi ra ngoài cùng cha, chiếc áo có in QR code được xem là một giải pháp đề phòng trường hợp cha mình đi lạc, còn biện pháp chính đó là Đào luôn nắm chặt tay cha mình mỗi khi đi ra ngoài.
Với tình trạng già hóa dân số tại Trung Quốc, chứng mất trí nhớ đã trở nên phổ biến tại quốc gia này. Tính đến năm 2016, hơn 9 triệu người đã được chẩn đoán mắc chứng Alzheimer và con số này dự kiến sẽ tăng thêm gấp 4 lần vào năm 2050.
Theo Dantri
Công nghệ robot tự hành Zoox có khả năng tự di chuyển, tránh chướng ngại vật trên đường mà không cần sự can thiệp của người ngồi trên ghế lái được dự đoán sẽ là xu hướng trong tương lai gần.
" alt=""/>Con trai in mã QR lên áo người cha bị mất trí để đề phòng đi lạcTheo The Verge, một số chủ sở hữu iPhone XS và iPhone XS Max vừa cho biết họ gặp phải các vấn đề liên quan đến khả năng kết nối Wi-Fi và dữ liệu di động. iPhone mới có tốc độ kết nối và tải dữ liệu chậm hơn đáng kể so với các thiết bị họ đã sử dụng trước đây.
![]() |
Nhiều người dùng cho biết iPhone XS và XS Max kết nối chậm hơn hẳn so với những thiết bị họ đã từng sử dụng. Ảnh: Engadget. |
Trên các diễn đàn như MacRumor hay Reddit, nhiều người dùng chia sẻ tình trạng sóng yếu, kết nối dữ liệu di động chậm diễn ra ở nhiều nhà mạng tại các quốc gia khác nhau. Điều này khiến người dùng cho rằng nguyên nhân nằm ở thiết bị.
Theo các thử nghiệm từ SpeedSmart, iPhone XS cho tốc độ nhanh tải dữ liệu nhanh hơn đáng kể so với iPhone X trên cả kết nối Wi-Fi và dữ liệu di động. Thậm chí, iFixit còn phát hiện máy hỗ trợ thêm một ăng ten mới chạy dọc theo thân dưới giúp tăng cường khả năng bắt sóng. Trước đây, Apple cũng từng vướng phải vụ bê bối với vấn đề sóng kết nối trên iPhone 4.
Hiện tại, Apple chưa đưa ra bất cứ giải thích cho tình trạng này. Người dùng chỉ còn cách chờ các bản cập nhật phần mềm.
Theo Zing
iPhone XS Max tỏ ra khá khẩm hơn khi có 18% số người tỏ ra thích thú với thiết bị này.
" alt=""/>iPhone XS và XS Max gặp lỗi vào mạng chậmHuawei Việt Nam đã phối hợp cùng Hội Tin học TP. HCM trao tặng 35 bộ bàn ghế cho Trường Tiểu học Phù Đổng, trực thuộc Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Phú Yên.
Hoạt động của Huawei Việt Nam nhằm hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động giáo dục đào tạo của nhà trường và môi trường làm việc của các hiệp hội, các doanh nghiệp startup.
Cụ thể, Huawei Việt Nam đã trao tặng cho Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) 55 bộ bàn ghế văn phòng, trị giá khoảng 45 triệu đồng. Trung tâm Ứng dụng CNTT và phát triển truyền thông số (CAD) thuộc Hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA) được trao tặng hệ thống bàn làm việc và trang thiết bị văn phòng trị giá khoảng 200 triệu đồng.
" alt=""/>Huawei Việt Nam tặng thiết bị văn phòng cho trường học và các hiệp hội ICT